Đáng chú ý, hiện nay quỹ đất tái định cư (TĐC) đã có thực tế còn lại chưa bố trí mà Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng đang quản lý là 12.354 lô, nâng tổng cộng số lô đất còn lại chưa bố trí là 15.314 lô.
Trong khi đó, các quận huyện vẫn còn nợ 359 lô đất TĐC đối với các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng.
Giải thích về nguyên nhân nợ đất TĐC của dân trong khi thừa quỹ đất nhiều, Sở TN-MT Đà Nẵng cho rằng, quỹ đất TĐC trên địa bàn toàn TP còn thừa nhưng tập trung chủ yếu mặt cắt đường lớn và lô đất có vị trí mặt tiền. Các lô đất có mặt cắt đường 7,5m trở xuống đang thiếu cục bộ tại một số dự án.
Bên cạnh đó, phần lớn các hộ nợ đất tập trung tại các dự án dự án mới triển khai và do các hộ dân có nhu cầu bố trí tại chỗ hoặc gần khu vực giải tỏa nên sau khi giải tỏa mới thi công hạ tầng kỹ thuật và để kịp thời triển khai dự án UBND TP đã có chủ trương bố trí tái định cư trên sơ đồ. Ngoài ra có một số dự án tại địa bàn Hòa Liên do xử lý lún nên kéo dài thời gian thi công.
“Quỹ đất TĐC nơi thừa, nơi thiếu, một số dự án không có quỹ đất gần khu vực giải tỏa nên phải bố trí tại các khu vực khác, dẫn đến người dân không đồng thuận, phải liên tục điều chỉnh bổ sung phương án!” – Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho hay.
Trước tình hình số lượng đất TĐC chưa bố trí còn quá nhiều, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu cần phải có cách làm khác. Phải xác định rõ việc xây dựng các khu TĐC là dành cho các hộ bị giải tỏa nên có thể bố trí đất TĐC cho người dân bị giải tỏa từ dự án này sang khu vực dự án khác. Như vậy không phải dự án nào cũng phải có một khu TĐC riêng của dự án đó.
Thứ hai là việc xây dựng các khu đô thị TĐC phải bảo đảm đúng quy hoạch đã được duyệt, có tầm nhìn chiến lược và phải đảm bảo hạ tầng, chứ không thể chạy theo nhu cầu của người dân trong khu vực giải tỏa, rồi phá vỡ quy hoạch. Đối với các lô đất TĐC chưa bố trí thì có thể xem xét điều chỉnh quy hoạch, ghép thửa, hợp thửa để có thể làm thành những thiết chế về nhà ở, văn hóa, thể thao hợp lý hơn.
Ông Trương Quang Nghĩa cũng nhấn mạnh việc cần đổi mới tư duy về cách thức thực hiện các phương án bồi thường GPMB, nên tính toán lại và quy ra giá trị bằng tiền để người dân có thêm sự chọn lựa thay vì như cách làm hiện nay là số lô đất TĐC dẫn đến sự bất hợp lý, thiếu công bằng trong bồi thường.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu UBND TP cần rà soát lại việc phân cấp công tác GPMB về các quận, huyện; nếu phát sinh bất cập cần kịp thời tháo gỡ và đánh giá hiệu quả của phân cấp, phân quyền trên lĩnh vực này. Mặt khác, cần xem xét lại quỹ đất phục vụ TĐC; thay vì nhiều dự án nhỏ lẻ thì nên quy hoạch 1 khu đô thị phục vụ TĐC cho người dân; phải minh bạch các dự án, các lô đất TĐC; phải chuẩn bị quỹ đất TĐC trước khi triển khai dự án.
Hải Châu
- Sở TN&MT TP Đà Nẵng có thông báo gửi các chủ đầu tư dự án được giao các khu đất ở vị trí đắc địa trên địa bàn TP khẩn trương triển khai đưa đất vào sử dụng, tránh gây lãng phí đất, đầu cơ đất.
" alt=""/>Đà Nẵng: Đất tái định cư “thừa” 15.314 lô nhưng... nợ dân 359 lô!Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực góp phần giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong tương lai cho các em. Điều này không chỉ đem lại lợi ích về sức khỏe cho học sinh, mà còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực như tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, năng lực trí tuệ và năng suất lao động khi trưởng thành cho thế hệ tương lai của đất nước.
Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh từ khi học nhà trẻ, mầm non
Theo các chuyên gia, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em, học sinh cần được thực hiện ngay khi trẻ đi học mầm non, nhà trẻ, không phải chờ đợi đến khi các bé lớn.
Đơn cử, với trẻ đi nhà trẻ, việc giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ nhận biết được một số thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, thích nghi với chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm; còn với trẻ mẫu giáo, giáo dục dinh dưỡng cần giúp trẻ có hiểu biết về các nhóm thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe và thực hành ăn uống hàng ngày.
Khi lên lớp 1 và lớp 2, học sinh có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, thầy cô giáo trong khi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ sẽ khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh.
Học sinh lớp 3 đến lớp 5 còn có thể nhận biết các thực phẩm không lành mạnh ở tầng thực phẩm về đường, muối, chất béo; Biết cách nhận biết thực phẩm ôi thiu, không an toàn và biết đọc nhãn mác thực phẩm.
Các chuyên gia dinh dưỡng, giáo dục, khuyến cáo thầy cô có thể tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học trong 5-10 phút vào giờ sinh hoạt cuối tuần, trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Ngoài ra, có thể lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, hội thi, các hình thức truyền thông mới để thu hút nhiều học sinh tham gia.
Các bài giảng giáo dục dinh dưỡng được biên soạn dưới dạng bài giảng trình chiếu để học sinh dễ đọc, dễ học và dễ hiểu. Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh có thể lồng ghép trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tổ chức bữa ăn như nhận khay, xếp hàng nhận thức ăn, loại bỏ thức ăn thừa, trả khay thức ăn....
Phát điên vì hâm mộ Đàm Vĩnh Hưng, cô gái trẻ hoang tưởng nhảy từ tầng 2 xuống đất
Chàng trai 29 tuổi lần đầu được đi máy bay khi đã chết
Chứng hôi miệng hay còn thông dụng gọi là hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. Lo ngại về chứng hôi miệng được ước tính là lý do thường gặp nhất đối với những người tìm đến khám nha khoa.
Theo thống kê, khoảng 60% số người trên thế giới đều đang đau đầu khi đối phó với hơi thở có mùi. Ngay cả khi chăm sóc răng miệng thường xuyên, không ăn nhiều tỏi thì vi khuẩn gây hôi miệng vẫn xuất hiện và khiến bạn không thể tự tin khi giao tiếp.
Hôi miệng khiến nhiều người tự ti trong cuộc sống
Tại sao chúng ta có hơi thở hôi?
Xuất phát điểm của hơi thở nặng mùi là ở cuối vòm miệng, nơi các vi khuẩn sản sinh sulphur ẩn nấp dưới bề mặt lưỡi. Vệ sinh răng miệng kém, thức ăn kẹt giữa kẽ răng, bệnh về nướu và sâu răng là những nguyên nhân dẫn đến hơi thở nặng mùi.
Nếu hơi thở của bạn nặng mùi, bạn nên vệ sinh tốt hơn cho miệng, lưỡi và thói quen ăn uống. Ngoài ra những lý do sau cũng khiến chúng ta có hơi thở hôi: ăn nhiều thực phẩm có chứa lưu huỳnh, hút thuốc và uống rượu, căng thẳng và lo âu.
Nếu chẳng may bị hôi miệng trong trường hợp khẩn cấp nhưng không có kẹo cao su, đừng lo, hãy tham khảo một số giải pháp nhanh sau đây:
1. Uống nước
Vi khuẩn trong khoang miệng tiết ra khí hôi và nước bọt có khả năng ngăn ngừa sự giải phóng này. Vậy khi miệng bạn bị khô, các vi khuẩn sẽ phát triển gây mùi, giải pháp lúc này là uống một ly nước để bổ sung độ ẩm trong khoang miệng, ngăn mùi hôi.
2. Nhai các loại thảo mộc như bạc hà, mùi tây hoặc húng quế
Những loại thảo mộc này sẽ không làm sạch răng của bạn nhưng chúng sẽ cứu sống bạn khỏi những tình huống khó xử do chứng hôi miệng gây ra, khiến bạn có một hơi thở thơm mát. Tuy nhiên biện pháp này là “chữa cháy”, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
3. Ăn một quả táo
Táo chứa polyphenol oxy hóa, giúp giảm bớt mùi hôi trong miệng của bạn và làm sạch răng.
4. Uống nước chanh
Chanh không chỉ có lợi có sức khỏe mà còn có tác dụng diệt vi khuẩn gây mùi hôi. Hãy thả vài lát chanh hoặc vắt chúng vào nước và uống, mùi hôi khó chịu sẽ biến mất đặc biệt là sau khi bạn ăn hành, tỏi.
5. Dùng xịt khử hôi miệng
Sản phẩm xịt khử hôi miệng là một “vị cứu tinh” cho những ai thường xuyên giao tiếp ở những nơi lịch sự, trong hoàn cảnh không thể nhai kẹo cao su liên tục.
Những chú ý khi đánh răng cho hơi thở thơm tho:
- Đánh răng mỗi lần ít nhất 2 phút, mỗi ngày 2 lần hoặc cứ sau mỗi bữa ăn – nhưng hãy chờ ít nhất 30 phút sau khi tiêu thụ các thức ăn và đồ uống có chứa axit. Nếu bạn đánh răng ngay sau ăn, axit rất có thể đang tấn công men răng khiến men răng dễ trở nên tổn thương.
- Thay bàn chải mỗi 3 tháng.
- Vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ẩn nấp trong nước bọt. Bạn hãy nhớ chải răng cũng như lưỡi cho sạch.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và gỡ sạch thức ăn bị kẹt.
An An (Dịch theo Brighside)
Đôi khi chúng ta vô tình chế biến hoặc ăn một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây ngộ độc, đau bụng, buồn nôn hoặc dẫn tới nguy cơ ung thư.
" alt=""/>5 mẹo chữa hôi miệng hiệu quả